Viết nhật ký tiếng Nhật là một điều rất thú vị để bạn có thể học tốt tiếng Nhật. Thông qua việc viết Nhật ký, bạn có thể lưu trữ được rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm đặc biệt trong một ngày. Bài viết dưới enzuvi sẽ tổng hợp 7 cách cải thiện viết tiếng Nhật cho bạn.
Hãy bắt đầu với bảng chữ cái Hiragana và Katakana
Dù học bất cứ kỹ năng nghe, nói hay đọc, viết; người học bắt buộc phải làm quen với 2 bảng chữ cái cơ bản này. Không chỉ là học cho biết mà bạn phải thật sự thuộc nằm lòng chúng. Hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật gồm 46 âm tiết được thể hiện qua bảng Hiragana và Katakana.
Nhờ có những âm tiết này mà các từ trong tiếng Nhật được tạo thành. Do vậy, 2 bảng chữ đóng vai trò rất quan trọng.
Mỗi chữ cái trong bảng Hiragana thể hiện một nguyên âm hoặc phụ âm tương tự như trong tiếng Việt.
Đặc biệt, chữ Hiragana được sử dụng như một từ chú thích về cách phát âm cho các từ Kanji. Nhờ đó những người mới làm quen với tiếng Nhật có thể đọc dễ dàng.
Tương tự, Katakana cũng có 46 âm nhưng lại dùng chủ yếu để phiên âm từ được vay mượn từ nước ngoài. Tất cả những nguyên âm dài trong bảng Katakana đều được biểu diễn bằng 1 dấu gạch ngang do không có âm tiết dài trong bảng chữ này.
Để học thành thạo 2 bảng chữ bạn nên luyện chúng vài giờ mỗi ngày. Như vậy, chỉ trong vài tuần, bạn có thể bắt tay vào luyện viết tiếng Nhật được rồi.
Học Kanji bằng cách chia nhỏ theo từng đoạn
Kanji có vè phức tạp hơn nhiều so với hai bảng chữ kia. Nhưng nếu muốn nâng cao kỹ năng luyện viết tiếng Nhật, Kanji là một yếu tố không thể thiếu. Khó là vậy nhưng bạn hoàn toàn có thể chia Kanji các phần nhỏ hơn, đơn giản hơn để dễ học.
Có đến 50.000 từ Kanji trong tiếng Nhật và để học hết có vẻ là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nhưng đừng quá lo lắng, nhiệm vụ khó đó chỉ dành cho những ai đã luyện đến trình độ cao.
Còn nếu phân chia cấp độ từ thấp đến cao. Với những ai mới bắt đầu bạn chỉ cần tìm hiểu 214 ký tự cơ bản cùng các gốc tự do là đã có thể luyện viết tiếng Nhật được rồi.
Hãy chú ý nhiều hơn vào các gốc tự do vì chúng hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc hợp thành hàng ngàn từ khác nhau.
Hãy bắt đầu luyện viết nhật ký tiếng Nhật bằng tay không phải bằng máy
Giữa viết bằng máy tính và tay khác nhau rất nhiều nên để có thể luyện viết tiếng Nhật tốt đòi hỏi người mới bắt đầu phải tập luyện bằng tay. Bằng cách học và ghi chép một hoặc nhiều lần những ký tự trong bảng chữ cái vừa học bạn có thể phát triển kỹ năng viết nhanh chóng.
Hãy tự đặt một vài thử thách nhỏ để kiểm tra xem trí nhớ về cách viết các từ tiếng Nhật của bạn như thế nào. Chẳng hạn bạn viết ra một bảng các âm tiếng Nhật rồi hoàn thiện nó bằng các ký tự Hiragana hay Katakana. Cách này cũng cực kỳ hiệu quả.
Khi chưa cần thiết, hãy dùng Kanji ở mức tối giản nhất:
Chính bản thân người Nhật cũng không thường xuyên sử dụng chữ Kanji. Do vậy, đừng dại dột mà đụng quá nhiều đến loại chữ phức tạp này. Thay vào đó, bạn có thể dùng chữ Hiragana thay thế cho chữ Kanji tương ứng.
Khi ở cấp độ cao hơn, lúc mà bạn có thể làm nhiều người hiểu được nghĩa từ Kanji mà bạn đang sử dụng thì ổn thôi, bạn có thể viết chữ Kanji thường xuyên hơn.
Đừng quên học đánh máy bằng tiếng Nhật bất cứ khi nào có cơ hội:
Sau khi luyện viết tiếng Nhật bằng tay tốt rồi, đừng quên đánh máy cũng rất hiệu quả để giúp bạn nâng cao trình độ viết. Nhiều người cho rằng học đánh máy chỉ nên thực hiện khi bạn thông thạo ngoại ngữ đó nhưng ngược lại, bạn hoàn toàn có thể học ngay từ đầu để bổ trợ cho kỹ năng viết.
Những thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay đã có sẵn đủ bộ bàn phím cho bất kỳ ngôn ngữ nào dù là trên máy tính hay điện thoại. Do vậy, hãy nhanh chân tải về máy và thực hành luyện viết tiếng Nhật trên máy.
Tuy nhiên, một điểm hạn chế là bố cục của bàn phím tiếng Nhật không tương ứng với tiếng Anh nên ban đầu sẽ hơi khó để ghi nhớ các thứ tự. Nhưng không sao, dần dần sẽ quen và đánh nhanh thôi, nếu bạn chăm chỉ luyện gõ.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các trang blog được thiết kế riêng trên web dùng dể lưu lại nhật ký dễ dàng hơn như blogger.com
Tập viết một câu rồi đến một đoạn văn:
Học viết chính là ban đầu học từ sau đó tập viết thành câu rồi đến đoạn. Ban đầu chỉ cần viết những câu đơn giản như “Tôi tên là…”, “Sở thích của tôi là…” … Cách này giúp bạn làm quen với việc viết dài hơn một từ và cũng để củng cố kiến thức ngữ pháp.
Hãy đảm bảo là bạn làm quen với cách viết Hiragana trước vì bao giờ nó cũng dễ hơn, đơn giản hơn cho người mới bắt đầu. Khi viết trôi chảy, bạn có thể chuyển sang viết những câu khác với nhiều danh từ, động từ Kanji hơn. Nhưng bạn phải nhớ là sử dụng đúng từ Kanji đấy nhé!
Câu đã xuôi thì tiếp đến là đoạn. Theo thứ tự thì viết một đoạn văn là bến đỗ cuối cùng của hành trình gian nan rồi đó. Có rất nhiều cách viết một đoạn văn bằng tiếng Nhật. Đơn giản nhất là viết nhật ký để ghi lại những thứ hằng ngày, vừa không đòi hỏi nhiều từ khó, vừa để lưu lại làm kỷ niệm.
Khó hơn là viết lại một bản tin hay một câu chuyện nào đó chẳng hạn. Nhưng viết được chúng thì trình độ bạn đã ở mức đáng gờm rồi đấy.
Không nên viết bằng chữ phiên âm la tinh (romaji)
Romaji là hệ thống chữ la tinh để giúp người nước ngoài dễ dàng đọc tiếng Nhật. Có lẽ vì thế mà bảng chữ này không phổ biến với chính người Nhật. Và hơn hết có rất nhiều những từ đồng âm, khác nghĩa trong tiếng Nhật.
Do đó, viết romaji chỉ làm cho câu văn của bạn phức tạp thêm. Nếu viết cho người Nhật, bạn càng nên tránh viết romaji mà tập trung vào Hiragana.