Cấu trúc: もう + Cách nói có tính phủ định
Sử dụng những vị ngữ có ý phủ định như 「無理だ」(không thể được), 「いやだ」(chán lắm rồi) để biểu thị ý nghĩa không thể tiếp tục tính trạng đó nhiều hơn mức này. 「もうたくさんだ」 có nghĩa là “đã đạt đến mức giới hạn rồi, nên nếu quá nữa là không còn chịu nổi”, và thường sử dụng khi biểu lộ tình cảm mạnh mẽ. Ngoài ra cũng dùng trong trường hợp cấm những hành động từ đó về sau.
Ví dụ:
こんな退屈な仕事はもうやめたい。 Tôi muốn thôi làm cái công việc nhàm chán như thế này lắm rồi. もうあの人の愚痴を聞くのはいやだ。 Tôi chán nghe những lời phàn nàn của người đó lắm rồi.
2. Mẫu ngữ pháp そして: Và (Liệt kê)
Dùng để thêm vào khi liệt kê sự vật, sự việc. Về đại thể, giống với 「それに」nhưng 「そして」thiên về văn viết hơn.
Ví dụ:
今回の旅行ではスペイン、イタリアそしてフランスと、おもに南ヨーロッパを中心に回った。Trong chuyến đi lần này tôi đã thăm chủ yếu vùng nam châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Pháp.
3. Mẫu ngữ pháp など: Chẳng hạn
Cấu trúc: N + など + N
Dùng để nêu lên làm ví dụ, thứ chủ yếu trong nhiều thứ khác nhau. Bao hàm ý nghĩa có những cái khác tương tự.
Ví dụ:
ウェイトレスや皿洗いなどのアルバイトをして学費を貯めた。 Tôi làm thêm những việc như bồi bàn hay rửa chén chẳng hạn để dành tiền đóng học phí.
4. Mẫu ngữ pháp N1 の N2 : N2 của N1 (Sở hữu)
Bổ nghĩa cho danh từ đi sau, và biểu thị rằng danh từ đi trước là sở hữu chủ, là nơi sở thuộc hoặc nơi sở tại của danh từ đi sau.
Ví dụ:
これはあなたの財布じゃないですか。 Đây chắc là ví tiền của anh. Phải không?
5. Mẫu ngữ pháp …ている: Trạng thái….
Cấu trúc: V – ている
Diễn tả một trạng thái nhất định, không thay đổi. Những động từ như 「そびえる」(sừng sững),「似る」(giống) thông thường chỉ sử dụng hình thức「ている」,「ていた」. Những động từ như thế này khi đứng trước danh từ thì dùng「曲がっている道」sẽ tự nhiên hơn「曲がった道」.
Ví dụ:
ここから道はくねくね曲がっている。 Từ đây trở đi con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc. 北のほうに高い山がそびえている。 Ở phía Bắc sừng sững những ngọn núi cao.
6. Mẫu ngữ pháp ことができる: Có thể, được
Cấu trúc: V-る + ことができる
Diễn đạt ý có hay không có “năng lực”, “khả năng”. Cũng có thể đổi sang cách nói khác bằng động từ chỉ khả năng「V – れる」. Tuy nhiên, trong các văn cảnh nghi thức hay câu văn trịnh trọng (đặc biệt khi biểu đạt khả năng) thường có khuynh hướng ưa sử dụng「ことができる」.
Ví dụ:
残念ですが、ご要望におこたえすることはできません。 Tiếc là tôi không thể đáp ứng nguyện vọng của anh được. あの人は、ゆっくりなら20㎞でも30㎞でも泳ぐことができるそうだ。 Nếu không cần bơi nhanh thì nghe đâu anh ấy có thể bơi được từ 20km đến 30km cơ đấy.
7. Mẫu ngữ pháp と言う: Nói là
Cấu trúc: Câu/Thể thông thường + と言います
Dùng trợ từと để biểu thị nội dung của 言います. Khi trích dẫn trực tiếp thì chúng ta để nguyên phần trích dẫn đó và cho vào trong. Khi trích dẫn gián tiếp chúng ta dùng thể thông thường ở trước. Thời của phần trích dẫn không phụ thuộc vào thời của câu.
父は「大学に入ったら、パソコンを買います」と言いました。 Bố tôi nói ‘nếu tôi đỗ đại học , bố tôi sẽ mua máy tính cho tôi’.
8. Mẫu ngữ pháp をくれる: Làm cho….
Cấu trúc: N1(người) は N2 (người) に N をくれる (trong đó N2 là mình hoặc người thân trong gia đình mình)
くれます bằng nghĩa với あげます với nghĩa là cho, tặng. Nhưng trong trường hợp người nhận là người nói hoặc thành viên trong gia đình người nói thì không thể dùng được あげます.
Ví dụ:
佐藤さんは私に本をくれました。 Chị Sato đã tặng cho tôi quyển sách.
9. Mẫu ngữ pháp てください: Hãy… (làm, thực hiện điều gì đó)
Cấu trúc: V – て + ください
Đây là cách nói yêu cầu, chỉ thị, ra lệnh người nào đó hãy làm một việc gì đó cho người nói hoặc những người thuộc phía người nói. Cách nói này lịch sự hơn「V-てくれ」nhưng chỉ dùng trong tình huống đối phương làm việc đó là đương nhiên. Sử dụng với những người ở vai ngang hàng hoặc thấp hơn.
Ví dụ:
すみませんが、この漢字の読み方を教えてください。 Xin lỗi hãy chỉ cho tôi cách đọc chữ Hán này. ここに住所と名前を書いてください。 Bạn hãy viết địa chỉ và tên vào đây .
10. Mẫu ngữ pháp すぐ: Ngay, ngay lập tức
すぐ là một liên từ, biểu thị tình trạng cực ngắn về thời gian hoặc khoảng cách. Trong trường hợp chỉ thời gian có thể dùng kèm 「に」ở phía sau.
Ví dụ:
すぐ来てください。 Xin anh đến ngay cho. 会ってすぐに結婚を申し込んだ。 Ngay sau khi gặp cô ấy, tôi đã ngỏ lời cầu hôn.
Download: link